Bộ điều chỉnh điện áp máy phát điện AVR là viết tắt của Automatic Voltage Regulator có nghĩa là bộ tự đông điều chỉnh điện áp, AVR là bộ phận linh kiện quan trọng của máy phát điện được cấu tạo các vi mạch điện điện tử nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn điện áp đầu ra của máy phát điện, chuyên cung cấp các loại bo mạch avr máy phát điện uy tín.
Hotline 0909 302 855
Tính năng của bo AVR
- Điều chỉnh điện áp máy phát điện
- Giới hạn tỷ số điện áp / tần số
- Điều khiển công suất vô công của máy phát điện
- Bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây
Chi tiết các tính năng của bộ điều chỉnh tự động điên áp của máy phát điện AVR có thể được mô tả chi tiết cụ thể như sau.
Điều chỉnh điện áp máy phát điện
Bộ điều chỉnh điện áp tự động AVR luôn luôn theo dõi, giám sát điện áp đầu ra của máy phát điện và so sánh nó với điện áp tham chiếu. Nó phải đưa ra các mệnh lệnh để điều chỉnh tăng giảm dòng điện để kích thích sao cho sai số giữa điện áp đo được và điện áp tham chiếu là nhỏ nhất. Vì vậy muốn thay đổi điện áp của máy phát điện ta chỉnh cần điều chỉnh thay đổi của điện áp tham chiếu. Điện áp tham chiếu thường được đặt tại giá trị định mức khi máy phát điện vận hành độc lập - Isolated hoặc là điện áp thanh cái, điện áp lưới tại chế độ vận hành hòa lưới - Paralled.
Giới hạn tỷ số điện áp / tần số
Khi khởi động 1 tổ máy phát điện lúc tốc độ quay của Rotor còn thấp thì tần số sẽ phát ra thấp, khi đó bộ điều chỉnh điện áp tự động - AVR sẽ có khuynh hướng tăng dòng kích thích lên sao cho đủ điện áp đầu ra như giá trị tham chiếu đã đặt hoặc điện áp lưới. Điều này dẫn đến quá kích thích: Cuộn dây Rotor sẽ bị quá nhiệt, các thiết bị nối đầu vào đầu cực máy phát điện như biến thể chính máy biến áp tự dùng..sẽ bị quá kích thích, bão hòa từ, quá nhiệt thường tốc độ vòng quay của máy phát điện phải đạt được 95% so với tốc độ định mức. Bộ điều chỉnh điện áp tự động - AVR phải luôn theo dõi tỷ số để điều chỉnh dòng kích thích cho phù hợp mặc dù điện áp của máy phát điện chưa đạt đến điện áp tham chiếu.
Điều chỉnh công suất vô công của máy phát điện
Khi máy phát điện chưa phát điện vào lưới việc thay đổi dòng điện kích từ chỉ thay đổi điện áp đầu cực máy phát điện. Quan hệ điện áp máy phát điện đối với dòng điện kích từ được biểu diễn bằng đường cong gọi là đặc tuyến không tải ( đặc tuyến V - A).
Tuy vậy khi máy phát điện được nối vào 1 lưới có công suất lớn hơn so với công suất máy phát điện, việc tăng giảm dòng kích thích hầu như không thay đổi điện áp lưới. Tác dụng của điều chỉnh điện áp tự động khi đó không còn là điều chỉnh điện áp của máy phát điện nữa thay vào đó là điều chỉnh dòng công suất phản kháng ( còn gọi là công suất vô công, công suất ảo ) của máy phát điện.
Khi dòng kích thích tăng thì công suất vô công tăng, khi dòng kích thích giảm công suất vô công giảm. Dòng kích thích giảm đến 1 mức nào đó công suất vô công của máy phát điện giảm về 0 và sẽ tăng lên theo chiều ngược lại ( chiều âm), nếu dòng kích thích giảm thêm, điều này dẫn đến nếu bộ điều chỉnh điện áp của máy phát điện quá nhạy có thể dẫn đến sự thay đổi t rất lớn công suất vô công của máy phát điện khi điện lưới giao động. Do đó bộ điều chỉnh điện áp tự động ngoài việc theo dõi, điều chỉnh điện áp còn theo dõi và điều khiển dòng công suất vô công. Thực chất của việc này là điều khiển dòng kích thích công suất vô công và điện áp lưới có sự thay đổi sao cho mối liên hệ giữa điện áp máy phát điện, điện áp lưới và công suất vô công phải là mối liên hệ hợp lý.
Bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây
Khi máy phát điện vận hành độc lập hoặc nối vào 1 tải trở công suất lớn, khi tăng tải sẽ dẫn đến sụt áp trên đường dây. Sự sụt áp này làm cho điện áp phụ tải bị giảm theo độ tăng tải, làm giảm chất lượng điện năng. Muốn giảm bớt tác hại của hệ thống bộ điều chỉnh điện áp phải suy đoán được khả năng sụt giảm trên đường dây và tạo ra điện áp bù trừ cho độ suy giảm đó. Tác động bù này giúp cho điện áp tại 1 điểm nào đó giữa máy phát và phụ tải sẽ được ổn định theo tải. Điện áp tại phụ tải có sự sụt giảm đôi chút so với tải trong khi điện áp tại đầu cực máy phát điện có tăng đôi chút so với tải. Để có được tác động này người ta đưa thêm 1 tín hiệu dòng điện vào trong mạch đo lường. Dòng điện 1 pha (thường là pha B) từ thứ cấp của biến dòng đo lường sẽ được chạy qua 1 mạch điện R và L, tạo rac ác sụt áp tương ứng với sụt áp trên R và L của đường dây từ máy phát điện đến điểm mà ta muốn giữ ổn định điện áp.
Điện được cộng thêm vào (hoặc trừ bớt đi) với điện áp đầu cực máy phát điện đã đo lường được, bo điều chỉnh điện áp AVR sẽ căn cứ vào điện áp tổng hợp này mà điều chỉnh dòng kích từ sao cho điện áp tổng hợp nói trên là không đổi. Nếu tính các cực của biến dòng đo lường và biến điện áp đo lường được nối với nhau sao cho chúng bù trừ bớt lẫn nhau sẽ có : Ump - Imp ( r + jx ) = const
Như vậy chiều đấu nối này làm cho điện áp máy phát tăng nhẹ khi tăng tải. Độ tăng tương đối được tính trên tỷ số giữa tăng phần trăm của điện áp máy phát điện khi có dòng điện tăng từ 0 đến định mức.
Trong trường hợp máy phát điện gặp sự cố về điện áp đầu ra máy phát điện như: điện áp ra không định lúc thấp, lúc cao biên độ giao động lớn thì liên tưởng ngay đến bo AVR có vấn đề. Khi AVR gặp vấn đề thì việc sửa chưa AVR rất phức tạp, phần lớn là mua thay mới cho đảm bảo điện áp, an toàn cho máy phát điện và các thiết bị phụ tải.
Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn, mua bo mạch điều chỉnh điện áp tự động - AVR xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi chuyên cung cấp các loại bo mạch AVR uy tín giá rẻ, bảo hành dài hạn lắp đặt trọn gói.
ĐT -zalo 0909.302.855
Email: mayphat.vnn@gmail.com